무소유 - 법정 스님 - Không chiếm hữu – Sư thầy Pháp Tịnh

Một sự thật là chúng ta đều không mang gì khi đến với thế giới này. Khi sống trọn phần đời của mình, chúng ta cũng phải tay không mà rời khỏi thế gian này.

무소유 - 법정 스님 - Không chiếm hữu – Sư thầy Pháp Tịnh
Hình minh họa: Internnet

“나는 가난한 탁발승이오. 내가 가진 거라고는 물레와 교도소에서 쓰던 밥그릇과 염소젖 한 깡통, 허름한 담요 여섯 장, 수건 그리고 대단치도 않은 평판, 이것뿐이오.”

“Tôi là một khất sĩ nghèo. Cái tôi có chỉ là một xe kéo sợi, một hộp sữa dê, một cái bát từ thời còn ở trong trại giam, sáu chiếc chăn cũ mèm, khăn tay và những lời khen chê chẳng mấy to tát. Chỉ bấy nhiêu thôi.”

간디가 1931년 9월 런던에서 열린 제2차 원탁회의에 참석하기 위해 가던 도중 세관원에게 소지품을 펼쳐 보이면서 한 말이다. K. 크리팔라니가 역은 <간디 어룩>을 읽다가 이 구절을 보고 나는 몹시 부끄러웠다. 내가 가진 것이 너무 많다고 생각되었기 때문이다. 적어도 지금의 내 분수로는 그렇다.

Đây là câu nói của Gandhi lúc bày những vật dụng cho nhân viên hải quan xem vào tháng 9 năm 1931 khi ông đang trên đường đi tham dự hội nghị bàn tròn lần hai diễn ra tại thủ đô London. Tôi quả lấy làm hổ thẹn khi đọc được câu nói này trong cuốn <Gandhi - tuyển tập những câu nói > của dịch giả K. Kripalani. Bởi vì tôi thấy mình đang sở hữu quá nhiều thứ. Chí ít cũng nhiều hơn so với sức của tôi lúc này.

사실, 이 세상에 처음 태어날 때 나는 아무것도 갖고 오지 않았었다. 살만큼 살다가 이 지상의 적(籍)에서 사라져 갈 때에도 빈손으로 갈 것이다. 그런데 살다 보니 이것 저것 내 몫이 생기게 된 것이다. 물론 일상에 소용되는 물건들이라고 할 수도 있다. 그러나 없어서는 안될 정도로 꼭 요긴한 것들만일까? 살펴볼수록 없어도 좋을 만한 것들이 적지 않다.

Một sự thật là chúng ta đều không mang gì khi đến với thế giới này. Khi sống trọn phần đời của mình, chúng ta cũng phải tay không mà rời khỏi thế gian này. Trong suốt quãng đời mình, mỗi ngày qua đi chúng lại sở hữu thêm nhiều thứ. Và trao cho chúng danh xưng là vật dụng thiết yếu hàng ngày. Nhưng có chắc toàn bộ chúng đều là những vật thiết yếu? Càng xem xét chúng ta càng nhận thấy, thật ra không hiếm cái bỏ đi cũng chẳng hề gì.

우리들이 필요에 의해서 물건을 갖게 되지만, 때로는 그 물건 때문에 적잖이 마음이 쓰이게 된다. 그러니까 무엇인가를 갖는다는 것은 다른 한편 무엇인가에 얽매인다는 것이다. 필요에 따라 가졌던 것이 도리어 우리를 부자유하게 얽어맨다고 할 때 주객이 전도되어 우리는 가짐을 당하게 된다는 말이다. 그러므로 많이 가지고 있다는 것은 흔히 자랑거리로 되어 있지만, 그만큼 많이 얽히어 있다는 측면도 동시에 지니고 있는 것이다.

Chúng ta sở hữu mọi thứ theo nhu cầu của cá nhân nhưng đôi khi lại bị bận tâm vì những vật mà ta đang sở hữu đó. Do vậy khi thiết lập quyền sở hữu với cái gì cũng chính là lúc chúng ta bị vây hãm bởi một điều gì đó. Thứ sở hữu khi cần lại lấy mất sự tự do của chúng ta, chính lúc này sẽ xảy ra một sự hoán đổi vai trò, tức người sở hữu trở thành vật bị sở hữu bởi những thứ họ có. Vì vậy sở hữu nhiều thứ đem đến niềm tự hào nhưng mặt khác cũng đem lại chừng đấy sự bận tâm.

나는 지난해 여름까지 난초 두 분(盆)을 정성스레, 정말 정성을 다해 길렀었다. 3년 전 거처를 지금의 다래헌(茶來軒)으로 옮겨왔을 때 어떤 스님이 우리 방으로 보내준 것이다. 혼자 사는 거처라 살아 있는 생물이라고는 나하고 그 애들뿐이었다. 그 애들을 위해 관계 서적을 구해다 읽었고, 그 애들의 건강을 위해 하이포넥슨가 하는 비료를 구해 오기도 했었다. 여름철이면 서늘한 그늘을 찾아 자리를 옮겨 주어야 했고, 겨울에는 필요 이상으로 실내 온도를 높이곤 했다.

Tôi thật sự đã dốc hết lòng chăm sóc hai chậu lan cho đến tận mùa hè năm ngoái. Ba năm trước khi tôi chuyển đến Trà Lai Hiên, nơi ở hiện nay, một vị sư thầy có tặng hai chậu lan này cho tôi. Vì sống một mình nên trong nhà chỉ có tôi và hai chậu lan là những cá thể sống mà thôi. Để chăm chúng, tôi mua, ngâm cứu mấy quyển sách về chăm sóc lan, phân dinh dưỡng hyponex bón cho cây khỏe. Mùa hè đem chúng vào chỗ râm, mùa đông tôi tăng nhiệt độ phòng cao hơn mức cần thiết.

이런 정성을 일찍이 부모에게 바쳤더라면 아마 효자 소리를 듣고도 남았을 것이다. 이렇듯 애지중지 가꾼 보람으로 이른봄이면 은은한 향기와 함께 연둣빛 꽃을 피워 나를 설레게 했고, 잎은 초승달처럼 항시 청정했었다. 우리 다래헌을 찾아온 사람마다 싱싱한 난(蘭)을 보고 한결같이 좋아라 했다.

Lòng tận tuỵ này mà dành cho cha mẹ, có khi tôi đã được khen là người con chí hiếu. Nhờ chăm hết lòng nên vào đầu mùa xuân, những bông hoa ánh xanh nhạt hòa cùng hương thơm thoang thoảng khiến lòng tôi rộn ràng. Những chiếc lá thì luôn trong vắt như ánh trăng đầu hôm.

지난해 여름 장마가 갠 어느 날 봉선사로 운허노사를 뵈러 간 일이 있었다. 한낮이 되자 장마에 갇혔던 햇볕이 눈부시게 쏟아져 내리고 앞 개울물 소리에 어려 숲속에서는 매미들이 있는 대로 목청을 돋구었다.

Vào mùa mưa hè năm ngoái, nhân một hôm trời quang đãng, tôi ghé chùa Phụng Tiên để gặp sư thầy Woon Hur. Giữa trưa, những tia nắng vàng rộm đã bị giam hãm trong suốt những ngày mưa trước đó, bừng chiếu xuống, tiếng nước chảy ở con lạch hòa với tiếng ve đang kêu rộn rã vang trời.

아차! 이때에야 문득 생각이 난 것이다. 난초를 뜰에 내놓은 채 온 것이다. 모처럼 보인 찬란한 햇볕이 돌연 원망스러워졌다. 뜨거운 햇볕에 늘어져 있을 난초 잎이 눈에 아른거려 더 지체할 수가 없었다. 허둥지둥 그 길로 돌아왔다. 아니나다를까, 잎은 축 늘어져 있었다. 안타까워 안타까워 하며 샘물을 길어다 축여주고 했더니 겨우 고개를 들었다. 하지만 어딘지 생생한 기운이 빠져버린 것 같았다.

Thôi rồi! Lúc này tôi sực nhớ đến mấy chậu lan vẫn đang để ở ngoài sân. Tự nhiên tôi lại oán ghét mấy tia nắng vàng ươm mà lâu rồi mới được thấy. Nghĩ đến mấy chiếc lá nơi chậu lan đang bị héo rũ vì cái nắng chói chang, tôi không thể nán lại thêm giây phút nào nữa. Tôi vội vã quay về. Quả nhiên nó đã héo rũ hết. Tôi cứ tiếc lấy tiếc để, rồi múc nước từ suối tưới đẫm cho chúng. Mãi lúc sau thì nhành cây mới ngẩng lên đôi chút. Thế nhưng chúng chả còn sinh khí gì cả.

나는 이때 온몸으로 그리고 마음속으로 절절히 느끼게 되었다. 집착이 괴로움인 것을. 그렇다, 나는 난초에게 너무 집념해 버린 것이다. 이 집착에서 벗어나야겠다고 결심했다. 난을 가꾸면서는 나그네길을 떠나지 못한 채 꼼짝 못하고 말았다. 밖에 볼일이 있어 잠시 방을 비울 때면 환기가 되도록 창문을 조금 열어 놓아야 했고, 분을 내놓은 채 나가다가 뒤미처 생각하고는 되돌아와 들여놓고 나간 적도 한두 번이 아니었다. 그것은 정말 지독한 집착이었다.

Khi đó cả người và tận trong đáy lòng mình tôi đều cảm nhận được một cách rõ ràng. Vấn vương là nỗi thống khổ. Tôi đã hoàn toàn đắm chìm vào mấy chậu lan. Và rồi tôi quyết tâm phải thoát ra khỏi sự vấn vương đó. Vì chăm mấy chậu lan nên tôi đã phải ở nhà suốt và không thể đi lang thang đâu được. Không hiếm khi có công việc phải đi ra ngoài tôi đã mở hé cửa sổ cho thoáng khí, đi được một lúc tôi chợt nhớ đến mấy chậu lan, lại phải hối hả chạy về đem chúng vào. Đó quả thật là một sự ám ảnh cùng cực.

며칠 후, 난초처럼 말이 없는 친구가 놀러 왔기에 선뜻 그의 품에 분을 안겨주었다. 비로소 나는 얽매임에서 벗어난 것이다. 날듯 홀가분한 해방감. 3년 가까이 함께 지낸 '유정(有情)'을 떠나 보냈는데도 서운하고 허전함보다 홀가분한 마음이 앞섰다.

Mấy ngày sau, một người bạn vô cùng kiệm lời, tĩnh lặng như những nhành lan, đến chơi, tôi nhanh chóng đưa những cái chậu cho bạn mình. Cuối cùng tôi đã rũ bỏ hoàn toàn những sự vậy hãm đó. Cảm giác được giải phóng thoải mái, nhẹ nhàng như đang bay lượn trên không trung. Dù phải chia xa một thứ đã trở nên quen thuộc chẳng khác gì một bằng hữu sống với nhau gần ba năm qua nhưng tôi lại cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản hơn là cảm giác tiếc nuối và trống trải.

이때부터 나는 하루 한 가지씩 버려야겠다고 스스로 다짐을 했다. 난을 통해 무소유의 의미같은 걸 터득하게 됐다고나 할까.

Từ đó về sau tôi quyết tâm mỗi ngày phải vứt bỏ đi một thứ. Hình như nhờ mấy chậu lan mà tôi mới thấu hiểu được ý nghĩa của sự không chiếm hữu.

인간의 역사는 어떻게 보면 소유사(所有史)처럼 느껴진다. 보다 많은 자기네 몫을 위해 끊임없이 싸우고 있는 것 같다. 소유욕에는 한정도 없고 휴일도 없다. 그저 하나라도 더 많이 갖고자 하는 일념으로 출렁거리고 있는 것이다. 물건만으로는 성에 차질 않아 사람까지 소유하려 든다. 그 사람이 제 뜻대로 되지 않을 경우는 끔찍한 비극도 불사(不辭)하면서, 제 정신도 갖지 못한 처지에 남을 가지려 하는 것이다.

Lịch sử loài người nhìn ở khía cạnh nào đó lại cho chúng ta cảm giác giác như là lịch sử của sự tranh chiếm. Dường như con người không ngừng đánh nhau để thu về nhiều hơn cho mình. Mong muốn chiếm hữu luôn hiện hữu và không có điểm giới hạn. Chính mong muốn chiếm hữu dù chỉ thêm một thứ, cũng luôn khiến lòng ta dậy sóng. Khi sự chiếm hữu đồ vật không lấp đầy lòng tham thì chúng ta chuyển hướng sang chiếm hữu con người. Khi người đó không được như ý muốn thì chắc chắn ta sẽ gây ra những thảm kịch và trong lúc chúng ta không thể làm chủ được lý trí của bản thân thì lại muốn làm chủ người khác.

소유욕은 이해(利害)와 정비례한다. 그것은 개인뿐 아니라 국가간의 관계도 마찬가지. 어제의 맹방(盟邦)들이 오늘에는 맞서게 되는가 하면, 서로 으르렁대던 나라끼리 친선 사절을 교환하는 사례를 우리는 얼마든지 보고 있다. 그것은 오로지 소유에 바탕을 둔 이해관계 때문인 것이다. 만약 인간의 역사가 소유사에서 무소유사로 그 향(向)을 바꾼 다면 어떻게 될까. 아마 싸우는 일은 거의 없을 것이다. 주지 못해 싸운다는 말은 듣지 못했다.

Mong muốn chiếm hữu tỉ lệ thuận với cái lợi và cái hại. Điều này không chỉ giữa người với người mà còn là giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta từng chứng kiến không ít những trường hợp các quốc gia mới hôm qua còn là đồng minh thì hôm nay đã trở mặt, mới hôm qua là những quốc gia đang leo thang căng thẳng thì hôm nay đã có những cuộc viếng thăm qua lại của những đoàn phái viên hữu nghị. Nguyên do của việc này chỉ là mối quan hệ của cái lợi và cái hại trên nền tảng của sự chiếm hữu. Hãy hình dung nếu lịch sử loài người chuyển hướng từ lịch sử chiếm hữu sang lịch sử không chiếm hữu thì sẽ thế nào nhỉ? Chắc có lẽ sẽ không bao giờ có chuyện đánh nhau. Và cũng sẽ không bao giờ nghe các câu như vì không cho nên đánh nhau.

간디는 또 이런 말도 하고 있다. "내게는 소유가 범죄처럼 생각된다......" 그는 무엇인가를 갖는다면 같은 물건을 갖고자 하는 사람들이 똑같이 가질 수 있을 때 한한다는 것. 그러나 그것은 거의 불가능한 일이므로 자기 소유에 대해서 범죄처럼 자책하지 않을 수 없다는 것이다. 우리들의 소유 관념이 때로는 우리들의 눈을 멀게 한다. 그래서 자기의 분수까지도 돌볼 새 없이 들뜨게 되는 것이다. 그러나 우리는 언젠가 한 번은 빈손으로 돌아갈 것이다. 내 이 육신마저 버리고 홀홀히 떠나갈 것이다. 하고많은 물량일지라도 우리를 어떻게 하지 못할 것이다.

Gandhi cũng có câu nói như thế này. “Với bản thân tôi thì sở hữu đồng nghĩa với phạm tội…”. Ông cho rằng nếu mình có được điều gì thì cũng phải hân hoan khi mọi người cũng muốn có và đã có được. Thế nhưng đây là việc khó xảy ra nên chúng ta phải tự vấn về việc chiếm hữu của bản thân giống như phạm tội vậy. Lòng chiếm hữu đôi khi khiến chúng ta mờ mắt. Để rồi không còn nhận ra đâu là phần dành cho mình. Thế nhưng đến một lúc nào đó chúng ta sẽ quay về tay không. Đến cả thể xác và linh hồn cũng phải rũ bỏ để rời đi vào một ngày mà bản thân không biết trước. Dù tiền của có chất đống thì cũng không còn dành cho ta nữa.

크게 버리는 사람만이 크게 얻을 수 있다는 말이 있다. 물건으로 인해 마음을 상하고 있는 사람들에게는 한 번 쯤 생각해볼 말씀이다. 아무것도 갖지 않을 때 비로소 온 세상을 갖게 된다는 것은 무소유의 역리(逆理)이니까.

Có câu nói rằng chỉ những người không tiếc buông bỏ thì mới có thể nhận được những thứ lớn lao. Đây là câu đáng để những ai đang đau khổ vì vật chất phải suy ngẫm ít nhất dù chỉ một lần. Khi chúng ta không có gì trái lại chúng ta lại có được cả thế gian là một ý nghĩa khác của cụm từ không chiếm hữu.

ml