무엇이 먼저인가 (Tôi nên làm gì trước?)

무엇이 먼저인가                                 
                                                                  (Tôi nên làm gì trước?)
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer của Kevin Carter

남아프리카공화국의 프리랜서 기자인 케빈 카터는 1993년, 오랜 내전으로 기아가 극심했던 아프리카의 수단에서 허기져 있는 아이를 촬영했다. 앙상한 뼈만 남은 채 일어날 힘도 없어 땅바닥에 몸을 엎드린 흑인 어린이. 그 옆에는 굶주린 독수리가 어린이를 노려보고 있었다.

Kevin Cater, một phóng viên tự do của Cộng hoà Nam Phi, vào năm 1993 đã chụp bức ảnh một em bé đói lã ở Sudan, Châu Phi nơi phải trải qua nạn đói cùng cực do nội chiến kéo dài. Đó là một em bé da đen chỉ còn da bọc xương không có chút sức lực nào để đứng dậy và đang nằm sóng soãi trên nền đất. Cạnh đấy là một con kền kền đói lã đang nhìn chằm chằm nhăm nhe em.

그해 <뉴욕타임스>를 통해 카터가 찍은 <수단의 굶주린 소녀> 사진은 전세계로 퍼져 나가 수단 문제에 대한 국제 여론을 환기시켰다. 그러나 얼마 안 돼 수많은 독자들로부터 허기진 어린이를 구하지 않고 어떻게 촬영할 생각부터 했냐는 거센 항의를 받아야 했다.

Năm ấy thông qua <Thời báo New York> bức ảnh <Kền kền chờ đợi> của Carter được cả thế giới biết đến và nó đã làm dậy sóng dư luận quốc tế về vấn nạn ở Sudan. Thế nhưng chẳng bao lâu, Carter phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích nặng nề từ vô vàn độc giả trên thế giới rằng tại sao anh không cứu lấy đứa bé mà lại có ngay suy nghĩ chụp bức ảnh.

그 사진은 1994년 퓰리처상을 수상했다. 사람들은 카터를 향해 “인간성 대신 상을 택했다”는 비난을 퍼부었다. 심지어 퓰리처상은 윤리나 인간성과는 무관한 것이냐는 질책까지 무성했다.

Bức ảnh đó đã được trao giải Pulitzer. Mọi người phủ lên sự chỉ trích hướng đến Carter “hắn ta đã chọn giải thưởng thay vì đạo làm người”. Thậm chí họ còn đổ dồn sự chỉ trích lên giải thưởng Pulitzer rằng giải thưởng này không hề quan tâm đến luân lý và đạo làm người.

카터는 그 사진을 찍은 직후 독수리를 쫓아내 소녀를 구했다. 당시 카터와 함께 취재 여행에 동행했던 동료 실바는 그가 소녀를 구하고 나무 그늘에 앉아 담배를 피우며 흐느꼈다고 말했다. 하지만 분노한 사람들에게 실바의 말은 큰 영향을 미치지 못했고 카터는 혼자 괴로워하다가 3개월 뒤 결국 스스로 목숨을 끊었다. 서른 셋의 젊은 나이였다. 그 뒤 그의 자동차에서 이런 글이 발견됐다.

Carter ngay sau khi chụp bức ảnh đã cứu lấy em bé. Silba, bạn đồng hành trong chuyến đi tác nghiệp với Carter thời điểm ấy đã nói rằng Carter đã cứu em bé, sau đó anh ngồi dưới tán cây, vừa hút thuốc vừa chảy nước mắt. Thế nhưng với những người đang phẫn nộ kia thì lời giải thích của Silba không hề tạo nên một tác động nào cả và Carter một mình dằn vặt trong đau khổ, ba tháng sau anh đã tự kết liễu cuộc đời mình. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ khi mới 33. Sau đó người ta phát hiện ra dòng chữ này trên ô tô của anh.

“어린아이에게 물을 주어야 할 것인가, 사진을 먼저 찍어야 할 것인가?”

"Tôi nên cho em bé uống nước trước, hay tôi nên chụp hình trước?”

남아공의 정치 항쟁과 탄압, 폭력의 최전선에서 몸을 던지며 국민들에게 진실을 알리려고 노력한 기자, 카터. 그의 질문처럼 과연 어떤 행동이 먼저여야 했을까? 카터는 단 한 장의 사진으로 아프리카 수단의 끔찍한 상황을 전세계에 알렸다.

Carter, một phóng viên đã nỗ lực dấn thân mình vào chiến tuyến nơi đầy rẫy bạo lực, đàn áp và đấu tranh chính trị của Nam Phi để phơi bày sự thật với thế giới. Giống như câu hỏi của anh liệu anh nên làm gì trước? Chỉ với một bức ảnh Carter đã phơi bày cho toàn thế giới biết về tình hình khủng khiếp ở Sudan, Châu Phi.

ml dịch

출저: 마음의 창